Tin tức mới

Bệnh đau mắt mắt đỏ là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào?

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 1 Second

Khi tiết trời chuyển sang giai đoạn giao mùa nắng mưa thất thường là thời điểm thuận lợi để bệnh đau mắt đỏ có thể bùng phát thành dịch. Và bạn biết rồi đấy, đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một bệnh không quá nguy hiểm nếu biết điều trị, chăm sóc mắt theo những hướng dẫn đã được bác sĩ nhãn khoa đề ra. Vì vậy, để bệnh nhanh chóng khỏi, bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng bệnh, làm cách nào để kiểm soát bệnh, chăm sóc mắt cũng như phòng ngừa bệnh dễ dàng, hiệu quả nhất có thể. Tất cả sẽ được giải đáp ngay bây giờ, bạn đọc hãy cùng tham khảo ở bài viết dưới đây.

Khái quát về bệnh đau mắt đỏ

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ
Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi. Bệnh rất thường gặp (cấp tính chiếm tần suất mắc cao hơn mạn tính), điều trị dễ dàng và có thể tránh được. Đây là một bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra các biến chứng như viêm, loét giác mạc …ảnh hưởng lớn đến thị lực người bệnh.

Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ

  • Virus: là nguyên gây bệnh hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. Nhưng thường tự giới hạn và khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.
  • Vi khuẩn: gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza …đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị.Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt.
  • Dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất…): chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng,tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát.

Những triệu chứng hay gặp

Triệu chứng điển hình ở bệnh đau mắt đỏ là đỏ mắt, cảm giác ngứa, cộm mắt. Ngoài ra tùy theo từng nguyên nhân sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau như:

  • Đau mắt đỏ do dị ứng chảy nước mắt và ngứa rất nhiều kèm theo rỉ ở 2 khóe mắt, thuường kèm theo viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bệnh đau mắt đỏ do dị ứng xảy ra cả 2 mắt nhưng lại không lây lan.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn kèm theo đổ nhiều ghèn (rỉ) màu xanh, vàng dính ở 2 mi mắt vào buổi sáng, mắt ngứa, một vài trường hợp nặng có thể gây nên viêm loét giác mạc.
  • Trường hợp do virus thường chảy nước mắt nhiều, bệnh nhân bị giảm thị lực và rất nhạy cảm với ánh sáng, nổi hạch ngay trước tai.
  • Đây là những triệu chứng chung, tuy nhiên có những trường hợp phối hợp các dấu hiệu, vì thế bệnh nhân không nên dựa vào những triệu chứng đó để chẩn đoán và tự điều trị.

Cách phòng tránh bệnh

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ rất dễ dàng
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ rất dễ dàng

Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, nó có khả năng lây lan rất nhanh. Do đó, bạn nên:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, tránh dùng chung các vật dụng với người bệnh ví dụ như bao gối, khăn tay, khăn chườm mắt …
  • Không sử dụng chung chai thuốc nhỏ mắt với người bệnh.
  • Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường làm việc ô nhiễm, khói bụi …
  • Hạn chế đi bơi khi đang có dịch bệnh. Nếu có đi phải dùng kính bơi để tránh mắt tiếp xúc với nước hồ bơi. Đặc biệt những người dùng kính áp tròng cần tháo ra khi đi bơi để nước hồ bơi không len vào kính gây nên tình trạng viêm và đỏ mắt. Sau khi đi bơi nên rửa mắt bằng dung dịch NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để vệ sinh mắt.

Khi bị đau mắt đỏ, nên làm gì để bệnh không lây cho người khác

  • Khi có triệu chứng đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị. Về nhà, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh hồi phục.
  • Không đi học, đi làm khi bị đau mắt đỏ để tránh bệnh lây lan
  • Tuyệt đối không dùng lại thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc với người khác.

Chế độ ăn uống khi đau mắt đỏ

Những người bị đau mắt đỏ có cảm giác nóng ở mắt, cộm xốn rất khó chịu. Đây là một bệnh lành tính có thể tự hết trong 7-10 ngày, tuy nhiên muốn khỏi nhanh người bệnh cần kết hợp thuốc và chế độ ăn uống đúng cách.

Thực phẩm kiêng

  • Những thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, ốc
  • Rau muống (vì sẽ sinh ra nhiều ghèn)
  • Chất kích thích, đồ uống có ga
  • Mỡ động vật và không được tùy ý sử dụng kháng sinh.

Thực phẩm nên ăn

Các thực phẩm như:

  • Cà rốt, rau xanh (trừ rau muống), ớt chuông cam, lòng đỏ trứng
  • Dầu cá
  • Chất chống oxy hóa astaxanthin
  • Quả việt quất

Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị, cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 3 = 1