Tin tức mới

Phát hiện tiểu hành tinh lạ chỉ mất 113 ngày quay vòng mặt trời

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 48 Second

Cách đây không lâu một tiểu hành tinh có tên là 2021 PH27 đã được phát hiện. Được biết 2021 PH27 là tiểu hành tinh quay quanh mặt trời chỉ mất khoảng 113 ngày cho một vòng. Trong thái dương hệ, đây là tiểu hành tinh có quỹ đạo ngắn nhất từng được ghi nhận từ trước đến nay. Những bí ẩn về tiểu hành tinh 2021 PH27 sẽ phải đợi thêm vài tháng nữa để các nhà thiên văn học thu thập thêm dữ liệu do tiểu hành tinh này đang di chuyển sau mặt trời và sẽ xuất hiện lại vào đầu năm 2022.

Tiểu hành tinh 2021 PH27 có chu kỳ quỹ đạo nhanh nhất hệ mặt trời

2021 PH27 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 13/8. Bởi các nhà thiên văn học thông qua Camea vật chất tối (DEC). Công cụ mạnh đa dụng đặt trên kính viễn vọng 4 m Victor M. Blanco ở Đài quan sát liên châu Mỹ Cerro Tololo tại Chile. Nhóm nghiên cứu xác định quỹ đạo của tiểu hành tinh sau đó vài ngày. Nhờ quan sát của DEC và kính viễn vọng Magellan ở Đài quan sát Las Campanas tại Chile. Cùng với những kính nhỏ hơn trên khắp Chile và Nam Mỹ do Đài quan sát Las Cumbres vận hành.

Tiểu hành tinh 2021 PH27 có chu kỳ quỹ đạo nhanh nhất hệ mặt trời 
Tiểu hành tinh 2021 PH27 có chu kỳ quỹ đạo nhanh nhất hệ mặt trời

Trưởng nhóm nghiên cứu Scott Sheppard. Nhà thiên văn học tại Viện Khoa học Carnegie Institution ở Washington, D.C. Và cộng sự ước tính 2021 PH27 là một tiểu hành kỳ lạ có bề rộng khoảng 1 km. Có thể từng là một sao chổi ngoài hệ Mặt Trời nhưng đã bị hủy hoại. Chỉ còn trơ một tảng đá không gian trên chuyến du lịch vào sâu bên trong hệ Mặt Trời. Hiện nó đã đi vào một quỹ đạo cực gần xung quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình chỉ xa hơn Sao Thủy một chút. Mất chỉ 113 ngày cho 1 vòng. Đây là tiểu hành tinh có quỹ đạo ngắn nhất từng được ghi nhận. Ngoại trừ sao Thủy chỉ cần 88 ngày để quay quanh Mặt trời.

Tuy nhiên, tiểu hành tinh 2021 PH27 di chuyển theo quỹ đạo hình elip dài hơn nhiều so với sao Thủy, do đó nó tới gần Mặt Trời hơn. Trong khi 2021 PH27 có lần tiếp cận gần Mặt trời nhất là khoảng 20 triệu km. Thì hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt trời nhất trong 8 hành tinh thuộc Hệ Mặt trời tiếp cận gần nhất ở khoảng cách 47 triệu km.

2021 PH27 có thể đâm vào hành tinh cạnh trái đất trong vòng 1 triệu năm

Theo Sci-News, vì ở quá gần trường hấp dẫn khổng lồ của Mặt Trời nên tiểu hành tinh này chịu tác động khủng khiếp hơn bất kỳ vật thể không gian nhỏ bé nào từng được biết đến. Quỹ đạo của nó có một độ lệch nhỏ theo thời gian và điều này có thể dẫn đến cú tự sát trong vòng 1 triệu năm. Khi nó lao thẳng vào Sao Thủy hoặc Sao Kim – hành tinh gần Trái Đất nhất.

2021 PH27 có thể đâm vào hành tinh cạnh trái đất trong vòng 1 triệu năm
2021 PH27 có thể đâm vào hành tinh cạnh trái đất trong vòng 1 triệu năm

Trong những lần đến gần Mặt trời. Bề mặt của tiểu hành tinh 2021 PH27 đủ nóng để làm tan chảy chì – khoảng 500 độ C, nhóm nghiên cứu ước tính. Đáng lưu ý, quỹ đạo của tiểu hành tinh 2021 PH27 nghiêng 32 độ so với mặt phẳng của hệ mặt trời. Độ nghiêng lớn như vậy cho thấy có khả năng tiểu hành tinh là một sao chổi đã tuyệt chủng được sinh ra phía ngoài hệ mặt trời. Nhưng bị kéo vào khi đi ngang qua sao Hỏa, Trái đất hoặc một hành tinh đá khác.

Những quan sát sâu hơn có thể giúp giải quyết bí ẩn về tiểu hành tinh này. Tuy nhiên, hiện tiểu hành tinh đã đi “vòng phía sau” Mặt Trời. Khuất khỏi tầm nhìn của người Trái Đất do đó các nhà khoa học chỉ có thể tiếp tục quan sát vào đầu năm sau. Có lẽ đến khi đó, nó sẽ được đặt một cái tên chính thức. Phát hiện vừa được công bố trên tạp chí Minor Planet Electronic Circular.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 3 + 6 =