Tin tức mới

Bệnh đậu mùa là gì? Bệnh đậu mùa có thể chữa trị được hay không?

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 9 Second

Bệnh đậu mùa có thể nói từng là một trong những căn bệnh tàn khốc nhất mà loài người từng mắc phải. Bởi nó làm thay đổi đáng kể tiến trình của lịch sử loài người, thậm chí góp phần vào công cuộc làm suy tàn của các nền văn minh nhân loại. Được biết, sau đợt bùng phát cuối cùng ở Hoa Kỳ vào năm 1949, bệnh đậu mùa đã được các chuyên gia bác sĩ tuyên bố diệt trừ vào năm 1980 sau một chương trình tiêm chủng thành công. Có thể nói, đây được coi là một trong những chiến thắng vô cùng vĩ đại của y học hiện đại. Những điều được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu hơn về căn bệnh này, đừng bỏ qua nhé.

Hiểu hơn về bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa là do virus đậu mùa gây ra
Bệnh đậu mùa là do virus đậu mùa gây ra

Bệnh đậu mùa do virus đậu mùa gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh gây mất thẩm mỹ và bệnh này thời xưa có thể đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên nhờ vào sự phát triển y tế toàn cầu nên căn bệnh truyền nhiễm này đã bị xóa sổ. Tuy nhiên, các kế hoạch luôn được dự trù để đối phó với virus đậu mùa. Sở dĩ, căn bệnh này thường gây ra triệu chứng ban đầu gần giống với bệnh thủy đậu. Vì thế, rất nhiều người tìm hiểu về bệnh đậu mùa và thủy đậu giống và khác nhau như thế nào. Các dấu hiệu để nhận biết bệnh thường gặp là:

  • Sốt cao đột ngột
  • Cơ thể khó chịu, mệt mỏi
  • Đau lưng và đau đầu dữ dội, có lúc đau bụng và nôn
  • 2 – 4 ngày xuất hiện ban ban ngứ
  • Ban phát triển qua các giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ và đóng vảy
  • Tổn thương của bạn khi tróc vảy sẽ để lại sẹo
  • Bệnh này ở trẻ em có thể xuất hiện các biến chứng liên quan đến phổi

Nguyên nhân gây ra bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus variola (VARV) gây ra. Nó thuộc chi Orthopoxvirus có kích thước tới 300 micromet. Virus này ở ngoài môi trường thời tiết khô hanh. Virus sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4-200C có thể sống được từ 3 đến 17 tháng. Trong môi trường thời tiết khô, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu oxy không bị diệt trong nhiều năm, ở vảy đậu sống được một năm.

Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Người mắc bệnh có hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc toàn thân nặng. Phát ban từ dát sẩn đến phỏng nước và hóa mủ. Sau đó để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh đậu mùa dễ gây thành dịch lớn. Tỷ lệ tử vong cao nên được xếp vào nhóm “bệnh tối nguy hiểm”. Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).

Khi bị đậu mùa rồi có thể bị lại hay không?

Bệnh đậu mùa nếu bị nhiễm lại có thể sẽ không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ
Bệnh đậu mùa nếu bị nhiễm lại có thể sẽ không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ

Vậy khi bị bệnh đậu mùa bị rồi có bị lại không? Theo đó, trong một số trường hợp, người đã mắc bệnh này trước đây, nếu bị nhiễm lại có thể sẽ không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban. Đối với thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người mắc bệnh đậu mùa khoảng 15 – 40%. Tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng thường là trong tuần thứ 2. Đối với thể bệnh nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong thường dưới 1%.. Nhưng các triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng. Nhưng những phản ứng toàn thân của thể này thường sẽ xảy ra ít nghiêm trọng hơn.

Bị đậu mùa thì nên làm gì?

Đến thời điểm hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh đậu mùa. Do vậy, nếu mắc bệnh này, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để tìm phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị đầu tiên chủ yếu là tiêm vắc-xin đậu mùa trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus đậu mùa. Việc tiêm vắc-xin có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hoặc có thể giúp ngăn chặn nó.

Sau đó, bác sĩ sẽ tập trung điều trị để giảm các triệu chứng và bù nước. Phác đồ điều trị bệnh đậu mùa cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều trị sớm, đúng cách và có chế độ chăm sóc cơ thể tốt, bệnh đậu mùa ở trẻ em và người lớn sẽ không phát triển mạnh, từ đó có thể giảm các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.

Những điều người bị đậu mùa nên làm

Để đảm bảo bệnh nhanh hồi phục, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần thay đổi một số thói quen như:

  • Hạn chế tiếp xúc nhiều người: Bệnh này là bệnh truyền nhiễm, do vậy, người bệnh cần hạn chế tiếp nhiều người để tránh lây bệnh. Nên cách ly trong phòng riêng từ 7 đến 10 ngày có thoáng khí và ánh nắng mặt trời.
  • Không dùng chung đồ dùng các nhân: Người bị bệnh nên dùng riêng tất cả đồ dùng cá nhân như ly, chén, muỗng, đũa, quần áo,… để tránh truyền bệnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Thay quần áo thường xuyên và tắm bằng nước ấm mỗi ngày. Mặc quần áo rộng, nhẹ và mỏng.
  • Chế độ ăn: Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng và uống nhiều nước.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 7 + 3 =