Tin tức mới

Bệnh sởi là gì? Những triệu chứng hay gặp ở bệnh sởi

0 0
0 0
Read Time:7 Minute, 3 Second

Bệnh sởi có thể nói là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên toàn thế giới trong nhiều năm qua. Theo như những ước tính đã thống kê được, mỗi năm có khoảng 20 triệu người mắc bệnh sởi ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy tình trạng bệnh này chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ, thế nhưng người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc phải, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Căn bệnh này là gì và tại sao lại nguy hiểm như thế? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo, mời bạn đọc theo dõi.

Tổng quan về bệnh sởi (Morbilli)

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh hay xuất hiện vào thời điểm đông – xuân, là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng xuất hiện ở người lớn, khả năng gây thành dịch cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), sởi được xem là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong, đặc biệt đối với những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ. Nhờ có sự ra đời của vắc xin, tỷ lệ tử vong do sởi đang giảm dần theo thời gian nhưng mỗi năm căn bệnh này vẫn giết hơn 100.000 trẻ em.

Đường lây truyền của bệnh sởi như thế nào?

Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 -15 ngày, có trường hợp lên đến 20 ngày. Thời gian bệnh dễ lây truyền nhất là khoảng 4 ngày trước khi phát ban cho đến 4 – 5 ngày sau khi phát ban. Trong đó 4 ngày trước khi phát ban là thời kỳ lây truyền mạnh mẽ nhất, do chính bản thân người bệnh không biết mình đang mắc bệnh, vẫn tiếp xúc bình thường với mọi người xung quanh.

Sởi lây truyền qua đường hô hấp. Do nước bọt của người bệnh bắn vào không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tiết dịch của người bệnh. Đôi khi bạn có thể lây bệnh một cách gián tiếp thông qua các đồ vật đã dính vi rút gây bệnh. Vi rút sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ. Sau đó chờ đợi để xâm nhập vào đường thở của các nạn nhân tiếp theo. Vì thế, một người khỏe mạnh có thể mắc bệnh sởi nếu ở chung với người nhiễm vi rút sởi hoặc chỉ qua tiếp xúc gián tiếp trong vòng 2 giờ.

Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Bất cứ ai chưa có miễn dịch đều có khả năng mắc bệnh. Thời điểm dịch sởi bùng phát thường là từ tháng 2 đến tháng 4 – khoảng thời gian giao mùa đông – xuân. Chính vì thế, người lớn và trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin sởi để tăng khả năng miễn dịch với vi rút gây bệnh.

Những triệu chứng của bệnh

Bệnh sởi có giai đoạn ủ bệnh thông thường từ 12-14 ngày
Bệnh sởi có giai đoạn ủ bệnh thông thường từ 12-14 ngày

Bệnh sởi có giai đoạn ủ bệnh thông thường từ 12-14 ngày, có thể kéo dài đến 21 ngày, và có thể lây truyền từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu (khoảng 4 ngày trước khi phát ban) đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban, ít nhất là sau ngày thứ 2 phát ban. Khi bệnh sởi khởi phát, bệnh nhân thường biểu hiện:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Chảy nước mũi
  • Ăn không ngon
  • Chảy máu cam
  • Đau họng
  • Mắt đỏ, viêm kết mạc
  • Xuất hiện những đốm Koplik trắng nhỏ với tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong của má.
  • Sau sốt 3-4 ngày, ban bắt đầu xuất hiện, ban dát sẩn, màu hồng, xuất hiện lần lượt theo thứ tự từ sau tai, trán, xuống vùng ngực, lưng, rồi xuống đùi và bàn chân. Phát ban thường kéo dài trong ba đến năm ngày và sau đó biến mất. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao tới 40 đến 41 độ C.

Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp

Trong những trường hợp không biến chứng, những người mắc bệnh sởi bắt đầu hồi phục ngay khi phát ban xuất hiện và cảm thấy bình thường trở lại sau khoảng hai đến ba tuần. Nhưng có tới 40% bệnh nhân bị biến chứng do vi rút sởi. Những điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ (trẻ em dưới 5 tuổi), ở người lớn trên 20 tuổi và ở bất kỳ ai khác nếu suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch. Trẻ em dưới 5 tuổi có xác suất tử vong cao nhất. Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh sởi có thể gây ra cho bệnh nhân như:

  • Viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.
  • Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.
  • ​​Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.
  • Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
  • Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.​​​​​​​

Cách điều trị bệnh hiệu quả

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xem phác đồ chữa trị bệnh sởi phù hợp nhất
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xem phác đồ chữa trị bệnh sởi phù hợp nhất

Điều trị bệnh sởi ở người lớn

  • Khi tình trạng bệnh sởi xuất hiện ở người lớn, cần tập trung lưu ý những điều sau:
  • Nếu có biến chứng viêm não: Tiến hành chống viêm, chống co giật, chống phù não.
  • Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn: cần được dùng kháng sinh để tránh tình trạng biến chứng.
  • Đưa người mắc bệnh sởi đến bệnh viện thuộc cấp huyện trở lên, các trung tâm cơ sở y tế để được tư vấn điều trị, đồng thời tránh tình trạng lây nhiễm cho người khác.
  • Những phương pháp điều trị khác bao gồm: hút thông đờm dãi, cung cấp nước điện giải. Thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp nếu bị suy hô hấp. Chỉ cần áp dụng cho viêm long, phù nề thanh quản nặng.

Điều trị bệnh sởi ở trẻ em

  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xem phác đồ chữa trị phù hợp nhất. Việc điều trị sẽ bao gồm:
  • Hạ sốt: Sử dụng thuốc paracetamol, thuốc kháng histamine, loratadin, diphenhydramin, thuốc ho, long đờm hoặc dùng cách hạ sốt thông thường như lau mát.
  • Sát trùng mũi họng: nhỏ mũi, nhỏ mắt bằng dung dịch sát khuẩn…
  • Khi bị bội nhiễm sẽ dùng kháng sinh hoặc corticoid, dễ xảy ra trường hợp biến chứng như viêm thanh quản, sởi ác tính, viêm não. Lưu ý tuân theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

Các cách phòng tránh bệnh

  • Cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, người nghi bị nhiễm bệnh
  • Nếu có tiếp xúc với người bệnh cần rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở, nơi làm việc thoáng mát, sạch sẽ
  • Nếu dịch sởi bùng phát cần hạn chế đến nơi tập trung đông người

Tuy nhiên, cách phòng tránh sởi bệnh học hiệu quả và lâu dài nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin sởi. Trẻ cần được tiến hành tiêm chủng đầy đủ hai mũi, mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi. Và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ là cách tốt nhất để chủ động bảo vệ con em bạn khỏi bệnh sởi. Tránh bùng phát dịch sởi trong cộng đồng.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha + 50 = 58