Tin tức mới

Tìm hiểu từ A- Z về bệnh viêm não Nhật Bản

0 0
0 0
Read Time:6 Minute, 21 Second

Bệnh viêm não Nhật Bản là nguyên nhân hàng đầu trong việc gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em các nước thuộc khu vực châu Á. Tại sao người tại lại gọi là viêm não “Nhật Bản”? Bởi chính tại đất nước Nhật Bản người ta đã phát hiện ra trường hợp viêm não đầu tiên do tác nhân gây ra vào năm 1935. Theo thời gian, bệnh ngày càng phát triển mạnh mẽ, sau đó lưu hành và gây dịch ở các đảo Tây Thái Bình Dương, các nước ở phía Bắc và Đông Nam khu vực châu Á…trong đó có vả đất nước Việt Nam. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Và có cách nào để phòng tránh căn bệnh này xảy ra? Cùng tìm hiểu với ingopape.com ngay sau đây nhé.

Bệnh viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây ra
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây ra

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B họ Togaviridae, giống Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản có kích thước 15 – 22 – 50 nanomet, là loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Virus có thể tồn tại trong thời gian lên đến vài năm ở trạng thái đông lạnh.

Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa,… và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh, sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Vì vậy, viêm não Nhật Bản là một bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi.

Ở nước ta, loài muỗi Culex truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng. Muỗi Culex có mật độ cao ở các vùng đồng bằng và trung du, sinh sản mạnh nhất là vào mùa hè (chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 7) và hoạt động mạnh vào buổi tối.  Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não Nhật Bản là trẻ em do có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản đầy đủ.

Viêm não Nhật Bản truyền bệnh như thế nào?

Bệnh viêm não Nhật Bản sẽ truyền từ vật chủ này sang vật chủ kia qua trung gian
Bệnh viêm não Nhật Bản sẽ truyền từ vật chủ này sang vật chủ kia qua trung gian

Vi rút viêm não Nhật Bản được nhân lên trong một chu kì giữa muỗi và vật chủ khuếch đại, chủ yếu là lợn (heo) và chim cao cẳng. Số lượng vi rút phát triển tăng lên đủ số lượng cần thiết trong vật chủ. Tiếp theo sẽ truyền từ vật chủ này sang vật chủ kia qua trung gian muỗi đốt. Người là vật chủ ngẫu nhiên, và vi rút này sẽ không phát triển đến các giai đoạn mong muốn. Do đó, muỗi không truyền vi rút trực tiếp từ người này sang người khác.

Có hơn 30 loài muỗi trung gian truyền bệnh vi rút viêm não Nhật Bản, đặc biệt là Culex tritaeniorhynchus. C. tritaeniorhynchus thường sinh sản trên ruộng lúa, đầm lầy và các vũng nước nông khác. Đây là muỗi cắn vào buổi tối và ban đêm. Nguy cơ nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản thì cao nhất ở các vùng nông thôn, nông nghiệp. Một số trường hợp viêm não Nhật Bản đôi khi được báo cáo từ các khu vực thành thị.

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện nặng nề nhất của nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản là viêm não cấp tính. Các dạng bệnh nhẹ hơn như viêm màng não vô khuẩn hoặc sốt không đặc hiệu kèm theo đau đầu thường xảy ra nhiều hơn. Sau thời gian ủ bệnh từ 5 – 15 ngày, các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu và có thể bao gồm:

– Sốt.

– Tiêu chảy.

– Nghiêm trọng sau đó là đau đầu.

– Nôn mửa và suy nhược toàn thân.

Trong vài ngày tới, tình trạng tâm thần thay đổi bao gồm:

– Hành vi bất thường.

– Rối loạn tâm thần cấp.

– Liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ.

Nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê và một số cần hỗ trợ thở máy.

Triệu chứng viêm não Nhật Bản

– Sốt cao 30 – 40 độ C

Đau đầu

– Nôn mửa

– Đau bụng

– Chóng mặt, buồn nôn

Phương pháp điều trị viêm não Nhật Bản

Vẫn chưa có thuốc điều trị viêm não Nhật Bản
Vẫn chưa có thuốc điều trị viêm não Nhật Bản

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản và hiện nay chỉ điều trị hỗ trợ. Chính vì vậy khi bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản thì tỉ lệ tử vong cao và di chứng về thần kinh sau này.

Tiên lượng bệnh viêm não Nhật Bản như thế nào?

Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân thể viêm não nhập viện là khoảng 20 – 30%, thường xảy ra sau một thời gian hôn mê kéo dài. Trong số những người sống sót, di chứng thần kinh xảy ra trong ít nhất 30 – 50%. Các di chứng phổ biến nhất bao gồm:

– Các vấn đề tâm thần và co giật tái phát.

– Suy giảm nghiêm trọng về nhận thức hoặc ngôn ngữ.

– Khó khăn trong vấn đề học tập và tiếp xúc với môi trường xã hội, trở lại với cuộc sống trước khi mắc bệnh.

Hướng dẫn phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Virus lây qua trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Vì vậy, để phòng bệnh, mọi người cần:

– Không nên cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống chín.

– Nên ngủ màn cả ban ngày và ban đêm đề phòng muỗi đốt.

– Vệ sinh môi trường, chuồng trại sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

– Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

Các biện pháp bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa muỗi đốt rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản là biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất. Theo thống kê và nghiên cứu, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản cao nhất. Để phòng ngừa một cách tốt nhất, trẻ nên được tiêm mũi nhắc lại theo định kỳ 3 năm/lần cho đến khi đủ 15 tuổi.

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nặng, nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa chủ động được bằng cách tiêm vắc-xin. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Hãy tiêm vắc-xin ngay khi có thể để bảo vệ sức khỏe cho những người thân xung quanh mình nhé!

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 2 + 1 =