Tin tức mới

Tác dụng hay và những món ngon từ lá cẩm

0 0
0 0
Read Time:6 Minute, 41 Second

Lá cẩm là một vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh. Ngoài ra, nó thường được dùng để tạo màu cho các món ăn để tăng thêm phần hấp dẫn. Lá cẩm được sử dụng nhiều trong các món ăn, đặc biệt là các món bánh, tạo nên màu tím đẹp mắt được nhiều người yêu thích. Lá cẩm là loại cây có tính mát, có tác dụng chữa ho, viêm phế quản, long đờm… và các bệnh khác, đồng thời có thể chế biến món ăn rất ngon. Hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu lá cẩm là gì và tác dụng của lá cẩm? Từ lá cẩm có bao nhiêu loại bánh giầy, bánh ngon.

Đôi nét về lá cẩm

Lá cẩm có tên tiếng anh là magenta plant, có chiều cao khoảng 50 – 100 cm, lá dài khoảng 2 – 7cm và thuôn nhọn về phía đuôi. Hoa có màu tím đặc trưng hoặc màu đỏ tươi, đỏ tím.

Lá cẩm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, có vị ngọt nhẹ tính mát thường được sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác để giảm ho, cầm máu và hỗ trợ điều trị tiêu lỏng, giảm viêm xương khớp,… Một số vùng núi, người dân tộc còn sử dụng lá này để nấu nước tắm cho trẻ để giảm rôm sẩy.

Trong ẩm thực, lá cẩm được sử dụng thay cho những màu thực phẩm để tạo màu cho những món bánh, xôi, mứt, kẹo,… đem đến một màu tím đặc trưng tăng thêm phần bắt mắt cho món ăn.

Có bao nhiêu loại lá cẩm

Lá cẩm đỏ

Lá cẩm đỏ còn có tên là Chằm thủ, đặc điểm lá có hình bầu dục, phần gốc lá thon dài và có màu xanh lá đậm. Lá và thân có nhiều lông tơ nhỏ, bề mặt lá không có màu trắng và dịch tiết ra có màu đỏ.

Lá cẩm đỏ
Lá cẩm đỏ

Lá cẩm tím

Ở lá cẩm tím có 2 loại: Tím đậm, tím Huế hay còn gọi là Chằm khâu và tím hồng gọi là Chằm Lai.

Chằm khâu có lá hình bầu dục, gốc lá tròn hoặc thon màu xanh đậm. Khi sờ vào lá cảm giác được độ dày, ít lông tơ hơn so với lá cẩm đỏ. Những đốm trắng xuất hiện dọc gân lá và dịch tiết ra có màu tím.

Chằm lai có lá tựa hình quả trứng, gốc lá tròn, có màu xanh nhạt. Khi dùng tay sờ vào phiến lá cảm nhận lá có độ mỏng. Tương tự như chằm khâu, lá cẩm Chằm lai cũng có ít lông mao, những đốm trắng xuất hiện dọc gân lá. Bấm nhẹ vào lá thấy dịch tiết ra có màu tím hồng.

Lá cẩm vàng

Lá cẩm vàng hay còn được gọi là Chằm hiên. Đặc điểm nhận dạng là lá tựa hình quả trứng, phần đầu lá thon nhọn, lông tơ mọc xuất hiện ở 2 bề mặt lá, lá có phần nhăn nheo và dịch tiết ra có màu vàng xanh.

Tác dụng của lá cẩm

Chưa có nghiên cứu dược lý hiện đại nào về tác dụng của lá cẩm. Tuy nhiên, lá cẩm được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền và đem lại nhiều hiệu quả về mặt y học.

Lá cẩm được sử dụng trong các bài thuyết cổ truyền để chủ trị bong gân; lao phổi, khái huyết, viêm phế quản cấp tính, nôn và ho ra máu, lỵ, ổ tụ máu,… Ngoài ra, lá cẩm còn có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu thũng và giải độc.

Trung Quốc sử dụng lá cẩm để hỗ trợ điều trị kinh phong ở trẻ em; mụn nhọt, lao hạch, thấp khớp, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tác dụng của lá cẩm
Tác dụng của lá cẩm

Một số bài thuốc từ lá cẩm dùng để chữa bệnh phổ biến hiện nay

Bạn có thể sử dụng lá cẩm chữa bệnh bằng cách sắc nước uống; nấu nước tắm hay tán bột uống đều được. Mỗi phương pháp sẽ đem đến hiệu quả với một loại bệnh riêng và bạn có thể sử dụng với liều cao mà hoàn toàn không sợ ngộ độc bởi tính lành của loại lá này.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng viêm phế quản

Cách làm khá đơn giản: Lấy cành và lá cẩm (khoảng 40gr), mạch môn 20gr; cát cánh 20gr, tang bạch bì 20gr. Rửa sạch sau đó đem sắc hỗn hợp nguyên liệu này với khoảng 700 ml nước để uống. Thời gian từ 7-10 ngày sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc chữa viêm phế quản, tiêu đờm.

Bài thuốc dùng lá cẩm điều trị bệnh gai cột sống

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thông tin bài thuốc từ lá cây này có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống. Nhiều trường hợp sử dụng lá cẩm đã giúp đẩy lùi căn bệnh này và ngăn ngừa được chứng gai cột sống tái phát trở lại hiệu quả. Đặc biệt, khi sử dụng cây lá cẩm bạn cũng không cần lo lắng về việc gây ra tác dụng phụ bởi lá cây này rất lành tính.

Nguyên liệu và cách điều chế bài thuốc trị gai cột sống

+ Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá cẩm + 3 quả trứng gà ta.

+ Tiến hành: Lá cẩm đem rửa sạch và chia đều thành 3 phần bằng nhau, để riêng để dùng cho 3 lần. Trứng gà ta tiến hành luộc thành trứng lòng đào, thời gian luộc khoảng 4-5 phút là được.

+ Cách sử dụng: Người bệnh sẽ ăn 1 phần lá cẩm cùng 1 quả trứng gà luộc lòng đào vào thời điểm trước mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng. Ngày 3 lần.

Các món bánh ngon với lá cẩm

Bánh tét ngũ sắc

Bánh tét ngũ sắc
Bánh tét ngũ sắc

Bánh tét ngũ sắc với màu sắc đa dạng, được pha màu tự nhiên từ lá cẩm; lá dứa, gấc,… tạo nên những chiếc bánh bắt mắt giúp ngày tết thêm rực rỡ hơn. Nhân thịt đậu bùi mềm kết hợp với nếp dẻo, ăn kèm dưa kiệu là không thể chê chỗ nào được đâu. Xem ngay công thức bên dưới đây nha!

Xôi lá cẩm

Màu tím đẹp mắt của xôi được làm từ nếp cẩm, tạo nên một món xôi dẻo mềm; vị ngọt béo từ nước cốt dừa rắc thêm tí muối mè nữa sẽ khiến bạn ăn quên lối về. Hãy thử ngay những cách làm dưới đây để chiêu đãi gia đình một món xôi vừa đẹp lại vừa ngon này nhé!

Bánh ít lá cẩm

Những chiếc bánh ít hình tam giác với vỏ ngoài được phủ một màu tím bắt mắt từ lá cẩm tự nhiên; lớp nhân đậu xanh dừa bùi béo thơm phức chắc chắn sẽ khiến bạn không thể ngừng ăn được. Hãy cùng trổ tài ngay với món ăn này để giúp gia đình bạn có một món bánh thơm ngon nhâm nhi buổi xế chiều nhé.

Bánh chuối lá cẩm

Bánh chuối lá cẩm được bọc ngoài bằng nếp dẻo mềm. Với màu tím bắt mắt hòa quyện cùng nhân chuối ngọt thanh. Chan thêm miếng nước cốt dừa chắc chắn sẽ là một món ăn gây thương nhớ đấy.

Gà bó xôi lá cẩm

Gà bó xôi lá cẩm giòn rụm lớp nếp bọc ngoài được ngâm lá cẩm tạo nên một màu tím đẹp mặt. Thịt gà mềm ngọt, dai dai chấm cùng với nước sốt chắc chắn sẽ khiến mọi người khen tấm tắc sự khéo léo của bạn đấy. Cùng thử ngay cách làm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 52 + = 56