Tin tức mới

Điều gì đang xảy ra với hệ thống hải lưu Đại Tây Dương?

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 29 Second

Đại Tây Dương có tầm quan trọng không thể thiếu trong hành trình khám phá đại dương của con người, đồng thời nơi đây còn có những tác động đáng kể đến Trái đất, nơi chứa sự sống của muôn loài. Các hải lưu Đại Tây Dương có vai trò phân bố lại lượng nhiệt trong hệ thống khí hậu Trái đất, và theo nghiên cứu gần đây nhất, các dòng hải lưu này đã suy yếu dần, chúng bắt đầu chảy chậm lại. Sự ấm dần lên ở toàn cầu là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này và nguy cơ khí hậu toàn cầu sẽ trở nên hỗn loạn trong tương lai là rất lớn.

Hệ thống hải lưu Đại Tây Dương đang bắt đầu chảy chậm lại

Theo kết luận từ một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, các hải lưu ở Đại Tây Dương đóng vai trò quan trọng trong việc phân bố lại lượng nhiệt trong hệ thống khí hậu của Trái đất. Trong bộ phim The Day After Tomorrow (tựa tiếng Việt là Ngày kinh hoàng) năm 2004, khi các dòng hải lưu đột ngột ngừng chuyển động, siêu bão đã nổi lên toàn cầu. Chúng phá hủy các công trình và đẩy loài người đến ngày tận thế. Bộ phim viễn tưởng này dựa trên các kiến thức khoa học có thật. Tuy nhiên, chúng được phóng đại hậu quả để ăn khách.

Theo Đài CBS News, nếu hệ thống hải lưu đột ngột ngừng chuyển động, bão có thể xuất hiện. Tuy nhiên, chúng không đến mức tàn khốc như trong phim. Về lâu dài chúng sẽ tác động tiêu cực lên Trái đất vì hiện tượng này không thể tránh khỏi. Điều đáng lo ngại là, hệ thống hải lưu Đại Tây Dương đang bắt đầu chậm lại. Hiện tại, chúng đang chảy chậm nhất trong vòng 1.600 năm qua.

Hệ thống hải lưu Đại Tây Dương ngừng chuyển động sẽ khiến bão xuất hiện toàn cầu
Hệ thống hải lưu Đại Tây Dương ngừng chuyển động sẽ khiến bão xuất hiện toàn cầu

Hệ thống hải lưu Đại Tây Dương có thể ngừng hoàn toàn trong tương lai

Các nhà nghiên cứu phát hiện các dòng chảy “mất ổn định gần như hoàn toàn trong thế kỷ qua”. Các phân tích mới cho thấy chúng có thể sắp dừng hoàn toàn. Một sự kiện như vậy sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc trên toàn thế giới. Nó làm gián đoạn nghiêm trọng các đợt mưa cần thiết để cung cấp lương thực cho hàng tỉ người ở Ấn Độ, Nam Phi và Tây Phi.

Nó còn làm gia tăng bão và hạ nhiệt độ ở châu Âu. Đồng thời, mực nước biển ở phía Đông của khu vực Bắc Mỹ sẽ nâng lên. Sự kiện này cũng sẽ đe dọa hơn nữa rừng nhiệt đới Amazon và các tảng băng ở Nam Cực. Hiện tượng này được thúc đẩy bởi lượng nước biển mặn, đậm đặc chảy vào Bắc Cực. Song nước ngọt từ các tảng băng tan chảy ở Greenland đang làm chậm quá trình này sớm hơn so với dự đoán của các mô hình khí hậu. Theo giới khoa học, hải lưu Gulf Stream có thể sụp đổ trong vòng 1 hoặc 2, hoặc nhiều thế kỷ tới. “Với hậu quả thảm khốc, sự kiện này không được phép xảy ra”, họ nhấn mạnh.

Hiện tượng ấm lên toàn cầu ảnh hưởng đến hệ thống hải lưu đại dương

Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến hệ thống hải lưu đại dương chảy chậm lại
Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến hệ thống hải lưu đại dương chảy chậm lại

Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân một phần của tình trạng này có liên quan trực tiếp đến hiện tượng ấm lên toàn cầu. Nguyên do là băng tan dẫn đến sự mất cân bằng ở vùng biển phía bắc. “Điều này làm dấy lên những lo ngại rằng nếu con người không thể kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu, một lúc nào đó hệ thống các dòng chảy có thể đạt đến điểm giới hạn, các mô hình khí hậu toàn cầu có nguy cơ trở nên hỗn loạn”, Đài CBS trích dẫn nghiên cứu ngày 25-2.

Dòng hải lưu Gulf Stream là một phần không thể thiếu của hệ thống các dòng chảy này. Chúng được biết đến với tên Dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương, hay AMOC. Nghiên cứu gần đây cho thấy dòng hải lưu Gulf Stream di chuyển chậm hơn 15% kể từ năm 1950. Đây là một sự suy yếu chưa từng có trong vòng một thiên niên kỷ qua. Nếu tiếp tục phớt lờ sự nóng lên toàn cầu, tốc độ di chuyển của Gulf Stream sẽ chậm lại. Dự kiến nó sẽ chảy chậm lại từ 34% đến 45%.

Một trong những hậu quả dễ thấy khi hải lưu chảy chậm là mực nước biển dâng cao. Điển hình nhất là chúng rất dễ xảy ra ở miền đông duyên hải Mỹ. Theo bà Levke Caesar – nhà vật lý khí hậu tại Đại học Maynooth ở Ireland: “Khi dòng chảy chậm lại, nước có thể tích tụ nhiều hơn dẫn đến mực nước biển dâng cao đe dọa các thành phố New York và Boston”.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 7 + 1 =