Tin tức mới

Phát hiện xác của chiếc tàu chiến ở thành phố cổ chìm dưới biển hơn 2.000 năm

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 36 Second

Con tàu dài 25 mét bị chìm cách đây hơn 2.000 năm khi ngôi đền gần nơi nó neo đậu bị sập. Một nhóm các nhà khoa học Ai Cập – Pháp do Viện Khảo cổ học Dưới nước Châu Âu (IEASM) dẫn đầu đã phát hiện ra xác một con tàu chiến quý hiếm ở Thônis-Heracleion. Nơi từng là cảng lớn nhất của Ai Cập ở Địa Trung Hải, nay đang chìm dưới đáy biển. Reuters đưa tin ngày 19/7.Thônis-Heracleion nằm ở cửa sông nhánh phía tây của con sông Nile. Và cai trị khu vực này trong nhiều thế kỷ cho đến năm 331 trước Công nguyên. Khi Alexander Đại đế thành lập thành phố Alexandria ngay gần đó.

Sau đó, trận động đất và sóng thần đã phá hủy và nuốt chửng Thônis-Heracleion và các khu vực rộng lớn của đồng bằng sông Nile. Năm 2001, các nhà khoa học phát hiện ra tàn tích của thành phố ở vịnh Abu Qir gần Alexandria; hiện là thành phố lớn thứ hai ở Ai Cập.

Tàu chiến cổ đại chìm dưới đáy biển Ai Cập

Tàu chiến cổ đại chìm dưới đáy biển Ai Cập
Tàu chiến cổ đại chìm dưới đáy biển Ai Cập

Tàu chiến mà IEASM phát hiện bị đắm khi đền Amun, nơi nó đang neo đậu; sụp đổ vào thế kỷ 2 trước Công nguyên. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy thân tàu dài 25 m. Có đáy bằng và chế tạo theo kiểu truyền thống. Nó được trang bị mái chèo và cánh buồm lớn. Mang những đặc điểm của cách đóng tàu thời Ai Cập cổ đại, theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.

Franck Goddio, chủ tịch Viện Khảo cổ học Dưới nước châu Âu cho biết: “Những phát hiện về các con tàu ở thời đại này hiện còn khá hiếm. Con tàu được tìm ra mới đây đã được chế tạo bằng phương pháp ghép mộng. Được lắp ghép cho khớp và lồng vào với nhau bởi nhiều mảnh gỗ gọi là mộng. Có thể hiểu đơn giản tương tự như trò chơi ghép hình”.

Ở phía khác của thành phố Thônis-Heracleion; các chuyên gia tìm thấy tàn tích của một khu tổ chức tang lễ Hy Lạp lớn tồn tại từ đầu thế kỷ 4 trước Công nguyên. Người Hy Lạp được phép tới đây định cư vào cuối thời kỳ Các vương triều Ai Cập cổ đại; Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết.

Phát hiện này cho thấy sự hiện diện của thương nhân Hy Lạp ở thành phố Thônis-Heracleion. Họ xây những điện thờ của riêng mình gần đền Amun đồ sộ. Tuy nhiên, các công trình này đã bị phá hủy cùng lúc. Và phần đổ nát nằm lẫn lộn với những phế tích của đền thờ Ai Cập.

Các nhà khảo cổ học cũng tìm ra một khu mộ đã được sử dụng cách đây 2.400 năm tại đáy biển Ai Cập

Các nhà khảo cổ học cũng tìm ra một khu mộ đã được sử dụng cách đây 2.400 năm tại đáy biển Ai Cập
Các nhà khảo cổ học cũng tìm ra một khu mộ đã được sử dụng cách đây 2.400 năm tại đáy biển Ai Cập

Tại thành phố nằm dưới đáy biển này; các nhà khảo cổ học cũng đồng thời tìm ra một khu mộ đã được sử dụng cách đây 2.400 năm. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều đồ gốm được trang trí công phu. Trong đó có một mảnh dường như đã được đặc biệt vẽ hình sóng biển. Ngoài ra, một tấm bùa màu vàng mô tả thần Bes cũng đồng thời được phát hiện. Vị thần này đại diện cho khả năng sinh nở. Thường được khắc lên những lá bùa để bảo vệ phụ nữ khi vượt cạn và trẻ em mới chào đời.

Thành phố cổ đại nơi khám phá ra những tạo vật kể trên có tên gọi Thonis với cư dân Ai Cập. Và Heracleion với cư dân Hy Lạp nên hiện tại; các nhà khảo cổ học vẫn gọi nó với tên ghép: Thonis-Heracleion. Được biết một loạt các trận động đất đã từ từ nhấn chìm thành phố này xuống đáy biển vào khoảng 1000 năm trước.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 41 + = 47