Tin tức mới

Những loài động vật ở vùng đất khô hạn làm thế nào để uống và giữ nước?

0 0
0 0
Read Time:6 Minute, 0 Second

Nước uống là một trong những thứ cần thiết bậc nhất không chỉ với cuộc sống con người mà còn với cả các loài động vật. Tuy nhiên, ở một số vùng khô hạn thì việc thiếu nước uống là điều không thể tránh khỏi. Vậy mà những loài động vật sống ở đây vẫn có khả năng sống tốt và khỏe mạnh theo thời gian. Chúng đã làm cách nào để giữ nước trong điều kiện không có ao hồ? Hãy cùng chúng tôi khám xem những loài động vật ở vùng đất khô hạn thường làm cách nào để uống nước và giữ nước nhé.

Đặc điểm của động vật sống ở vùng khô hạn

Động vật muốn tồn tại trong vùng khô hạn thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng. Thứ hai là khả năng trữ nước, vì khi mất nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng phải chết. Những loài động vật sa mạc phải đối chọi với hai khó khăn chính giữ thân nhiệt không quá nóng và giữ đủ nước.

Động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng. Có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất, sử dụng toàn thân để hứng sương.

Động vật sống trong vùng khô hạn
Động vật muốn tồn tại trong vùng khô hạn phải có khả năng đi lại và trữ nước

Các cư dân của hoang mạc đã phải tiến hoá thích nghi với thời tiết để sinh tồn. Nhiều động vật sa mạc có đôi tai lớn, chân và cái đuôi dài. Các cơ quan này hoạt động như những bộ máy điều hoà, giúp chúng tự bảo vệ trước cái nóng. Nhiều động vật ẩn nấp ánh nắng mặt trời suốt ngày và chỉ xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc khi trời tối.

Song nhiều loài khác lại xuất hiện và hoạt động suốt cả ngày, như loài cào cào quay đầu về phía Mặt trời để thân thể của mình phơi ra ánh nắng càng ít càng tốt. Trên các vùng đất khô hạn hiếm nước nến các động vật phải sử dụng nước sao cho có hiệu suất tối đa. Nhiều loài trong số chúng không tiết mồ hôi, nước tiểu của chúng đặc và phân khô.

Những cách mà động vật ở sa mạc uống nước và giữ nước

Rắn chuông sa mạc sử dụng phần vẩy trên da

Khi mưa xuống, phần vẩy trên da của rắn chuông có thể tạo thành một “cái tô” để hứng nước cũng như tránh để nước thấm vào trong và rơi ra ngoài. Từ đó chúng có thể tự uống nước từ các phần vẩy linh hoạt trên da. Cứ như thế rắn chuông sẽ giữ nước được lâu và đợi đến các đợt mưa tiếp theo.

Rắn chuông sa mạc
Rắn chuông sa mạc sử dụng phần vẩy trên da để trữ nước

Thằn lằn quỷ gai sử dụng gai để hút nước

Thằn lằn quỷ có gai (Thorny devils) sống nhiều ở vùng hoang mạc Úc. Chúng thường ăn kiến để lấy nước cho cơ thể. Tuy nhiên trong các điều kiện không thể tìm kiến để ăn, thì các phần gai trên cơ thể chúng sẽ ngưng tụ hơi nước (từ những đợt mưa hay các nguồn nước hiếm hoi mà chúng kiếm được), từ đó lượng hơi nước tích tụ thành sương và chúng có thể tiếp nước từ các rãnh gai trên người xuống tới miệng.

Đặc biệt khi có mưa lớn thì thằn lằn sẽ sử dụng các phần gai này để hút nước vào. Loài này thông minh đến nổi khi chúng đến những vùng cát ẩm, chúng sẽ tìm cách hất chỗ cát đó lên người. Để rồi phần da và gai sẽ hút ẩm từ cát đó nhằm giữ nước.

Chim sandgrouse tận dụng lông bụng

Chim sandgrouse tận dụng bộ lông ở vùng bụng linh hoạt để hút nước, giữ nước.

Loài chim này có họ hàng với chim bồ câu. Chúng thường sống ở các vùng hoang mạc Châu Phi và Châu Á. Chúng có tập tính tìm nước vào mỗi buổi sáng. Chúng tận dụng bộ lông ở vùng bụng linh hoạt để hút nước, giữ nước. Sau đó chúng sẽ bay về tổ để cho các con non uống nước từ bộ lông.

Chuột nhảy giữ ẩm thức ăn dưới lỗ

Loài chuột nhảy (Kangaroo rat) sống tại vùng Tây Nam nước Mỹ lại không uống nước. Chúng bù ẩm cho cơ thể bằng việc ăn hạt và các loài thực vật khác nhau. Tất cả thức ăn chúng kiếm được sẽ được trữ xuống các lỗ hang mà chúng đã đào sẵn. Vì bản chất dưới hang sẽ giúp thức ăn, các loại hạt được giữ ẩm tốt hơn 30% so với trên mặt đất.

Chuột nhảy
Chuột nhảy bù ẩm cho cơ thể bằng việc ăn hạt và các loài thực vật khác nhau

Tinh tinh cuộn lá làm muỗng múc nước

Loài tinh tinh thường sống ở các khu vực rừng nhiệt đới. Tuy vậy không phải lúc nào cũng dễ dàng để uống nước ở ao hồ. Chúng cũng có một cách uống nước rất khác biệt.

Theo nhà nghiên cứu về loài tinh tinh tại Trường Đại học Saint Andrews – Scotland, loài tinh tinh này khá sợ khi đến các vùng ao hồ để uống nước vì tại đây luôn có cá sấu chờ sẵn để săn mồi. Thay vào đó, chúng đủ thông minh để cuốn những chiếc lá lại. Sau đó sử dụng như một chiếc muỗng hứng nước mưa từ các ngọn cây. Việc dùng lá để uống nước sẽ giúp chúng hứng nhiều nước hơn là việc bóc tay thông thường.

Một số loài tinh tinh sống ở Uganda thì tự dùng tay đào đất để tìm kiếm nước ngầm, với độ sâu khoảng 1,8 mét.

Lạc đà trữ nước ở mũi và mạch máu

Lạc đà là loài sinh sống rất khoẻ ở các vùng hoang mạc. Chúng thậm chí chịu được cái nóng và lạnh rất tốt và rất ít khi uống nước. Cả lạc đà một bướu hay lạc đà hai bướu (lạc đà Bactrian) đều không giữ nước ở trên phần bướu của chúng. Đây cũng là quan niệm sai của nhiều người, bướu của chúng cũng chỉ là nơi tích trữ mỡ thôi.

Lạc đà thường trữ nước ở mũi và trong mạch máu, các chất lỏng từ mũi sẽ chảy xuống khoang miệng chúng khi cần vì cơ mũi của lạc đà có thể nhấp nhô để giữ nước bên trong. Một khi được uống nước thoải mái thì lạc đà có thể uống lên đến hàng chục lít nước để bù lại phần nước bị mất và tiếp thụ vào mạch máu của chúng

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 62 − 54 =