Tin tức mới

Rất nhiều vật thể lạ vừa được phát hiện trong hệ mặt trời

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 3 Second

Sau cuộc tìm kiếm bên ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương kéo dài 6 năm. Thì có tổng cộng 817 vật thể không gian mới được xác định. Nhưng trong số đó qua phân tích dữ liệu từ chương trình khảo sát năng lượng tối có 461 vật thể chưa từng biết đến. Hơn nữa, tất cả các vật thể trong nghiên cứu đều được tìm thấy trong vùng băng giá gần như tối tăm. Ở vị trí cách xa ít nhất 30 AU và xa xôi của hệ mặt trời. Ngoài ra, một số vật thể được tìm thấy này còn là manh mối tiết lộ về hành tinh thứ 9.

Phát hiện vật thể lạ trong hệ mặt trời

Nhóm nghiên cứu từ chương trình Khảo sát Năng lượng tối (DES). Từ nhiều viện, trường, đơn vị nghiên cứu thiên văn trên toàn thế giới cho biết. Phát hiện mới là một sự thay đổi đáng kể đối với hiểu biết về các vật thể xuyên Sao Hải Vương (TNO) trong hệ Mặt Trời.

Theo Science Alert, các vật thể này nắm giữ dấu vết về động lực học sơ khai của hệ Mặt Trời. Nhiều thành viên trong gia đình TNO thậm chí thực sự là tàn tích của hệ Mặt Trời sơ khai. Nắm giữ bí mật về các khối xây dựng hành tinh. Và có thể là cả các khối xây dựng sự sống Trái Đất và các hành tinh lân cận. Nhiều nghiên cứu cho rằng một số hành tinh như Sao Hỏa, Sao Kim từng có sự sống.

Phát hiện vật thể lạ trong hệ mặt trời
Phát hiện vật thể lạ trong hệ mặt trời

Dấu vết về động lực học sơ khai của hệ Mặt Trời bao gồm sự chuyển động của các hành tinh khổng lồ trên đường vào quỹ đạo của chúng. Ví dụ như Sao Mộc. Với lực hấp dẫn cực kỳ lớn. Sao Mộc sẽ khiến nhiều vật thể dạng này chuyển động theo.

Một số vật thể lạ tiết lộ về hành tinh thứ 9

Một số vật thể xuyên Sao Hải Vương còn tiết lộ các manh mối về một thứ gì đó vô hình. Nhưng khổng lồ đang xô lệch chúng ở vùng không gian rất xa bên ngoài hành tinh thứ 8 này. Đó có thể chính là hành tinh thứ 9. Về mặt lý thuyết, hành tinh thứ 9 là một thiên thể đang ẩn náu trong không gian sâu. Và lực hấp dẫn của nó ảnh hưởng đến quỹ đạo của một số vật thể ở rìa Hệ Mặt trời.

Các quan sát mới có sự hỗ trợ của Khảo sát Năng lượng Tối. Một nỗ lực lập bản đồ cấu trúc thiên hà. Và vật chất tối của vũ trụ khởi động vào năm 2013.

Trong danh mục mới, có 9 TNO là dạng TNO “cực đoan”. Tức rất xa Mặt Trời, trú ngụ ở nơi có thể tồn tại hành tinh thứ 9. Bốn trong số chúng có khoảng cách với Mặt Trời lên tới 230 đơn vị thiên văn (AU). Tức gấp 230 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bốn Trojan Neptune mới. Trojan là những thiên thể chuyển động chung quỹ đạo với một hành tinh hoặc Mặt trăng. Trong trường hợp này, các vật thể chia sẻ quỹ đạo của sao Hải Vương xung quanh Mặt trời.

Ít nhất 155 trong số các vật thể mới được phát hiện thuộc loại các nhà thiên văn gọi là ”vật thể tách rời”. Điều này có nghĩa là chúng ở khoảng cách đủ xa để không chịu ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của sao Hải Vương. Thay vào đó, chúng chủ yếu được gắn với Hệ mặt trời bởi lực kéo xa của mặt trời. Các vật thể tách rời, đôi khi được gọi là vật thể đĩa phân tán mở rộng. Có xu hướng quỹ đạo hình elip lớn.

Phát hiện mới lần này khiến nhà nghiên cứu thú vị

Phát hiện mới lần này khiến nhà nghiên cứu thú vị
Phát hiện mới lần này khiến nhà nghiên cứu thú vị

Các nhà nghiên cứu nhận định các phát hiện mới là rất thú vị. Bởi dự án Khảo sát Năng lượng Tối không nhằm mục đích tìm kiếm các TNO. Mục tiêu của nó là mô tả năng lượng tối trên lý thuyết ảnh hưởng đến sự giãn nở gia tốc của vũ trụ. Tuy nhiên, dữ liệu từ cuộc khảo sát lại chứa đựng 20% tổng số TNO được biết đến hiện nay. Đủ để bao phủ 1/8 bầu trời. Điều này sẽ có giá trị cho các thống kê chi tiết hơn về mô hình hình thành các khu vực xuyên sao Hải Vương.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 96 − = 90