Tin tức mới

Thức khuya ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 4 Second

Việc thức khuya đang ngày càng trở nên phổ biến đối với giới trẻ hiện nay. Đặc biệt là ở giới trẻ. Đa phần tất cả mọi người đều nhận thức được việc thức khuya thường xuyên là có thể gây hại cho sức khỏe của chính bản thân mình, nhưng tác hại của đó là gì chưa có ai biết? Sau những ngày làm việc mệt mỏi, đêm là thời điểm để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi lại sức. Nếu như bạn thức khuya thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mời các bạn cùng ingopape theo dõi thêm bài viết dưới đây nhé!

Thức khuya thường xuyên sẽ làm suy giảm trí nhớ

Thức khuya thường xuyên sẽ làm suy giảm trí nhớ
Thức khuya thường xuyên sẽ làm suy giảm trí nhớ

Ngủ chính là thời gian để bộ não được nghỉ ngơi, thư giãn. Khi bạn thức khuya, bạn đang tăng năng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi đó giảm thời gian nghỉ ngơi của não bộ. Não bộ của bạn phải được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu bạn thức khuya thì sẽ làm suy giảm trí nhớ. Chúng ta không thể làm việc 24/24h như một chú robot mà không nghỉ ngơi chút nào. Riêng não bộ – nơi phải tiếp nhận và xử lý hàng nghìn thông tin mỗi ngày thì việc nghỉ ngơi là điều kiện cần thiết để sắp xếp lại tất cả thông tin.

Thế nhưng, khi chúng ta thức, bộ não vẫn phải tiếp tục hoạt động trong thời gian đó và hậu quả là não của bạn bị căng thẳng quá độ làm giảm sự tập trung và gia tăng cảm giác mệt mỏi. Hiện tượng này giống như chiếc laptop bị đơ do phải làm việc liên tục trong thời gian dài với hàng trăm thao tác và hàng nghìn dữ liệu.

Làm suy giảm hệ miễn dịch

Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và làm cho sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Điều này sẽ dẫn đến việc mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, ho, đau họng,…

Da bị lão hóa một cách nhanh chóng

Việc thức khuya sẽ làm cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường. Ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì. Điều này sẽ làm cho da bị lão hóa sớm, xuất hiện nếp nhăn, xỉn màu, gây nên nhiều mụn,… Vì thế để có được một làn da đẹp, các bạn cần nên có thói quen ngủ sớm và đầy đủ.

Làm giảm thị lực

Làm giảm thị lực
Khi thức khuya đồng nghĩa mắt phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng

Ban đêm là khoảng thời gian mắt cần được nghỉ ngơi; và điều tiết sau một ngày hoạt động liên tục. Khi thức khuya đồng nghĩa mắt phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng. Lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Ngủ trễ, sẽ làm mắt bị khô (tức thiếu nước mắt) có thể gây nên đau nhức; nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, đỏ hoặc thậm chí là mờ mắt.

Làm ảnh hướng đến hệ tiêu hóa

Việc thức khuya sẽ khiến cho các tế bào niêm mạc dạ dày không được nghỉ ngơi; dẫn đến suy yếu. Hơn nữa, khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ viêm loét.

Tăng nguy cơ mắc một số bệnh

Khi thức khuya, cơ thể bạn sẽ trở nên căng thẳng và hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, béo phì,… Thức khuya không phải là thói quen tốt, nếu bạn là người có thói quen này. Thì hãy nên thay đổi để duy trì một sức khỏe tốt. Nhớ ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để tránh những tác hại như đã nói ở trên nhé!

Một trong những tác hại của thức khuya đặc biệt nguy hiểm đó là tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Khi cơ thể quen với giấc ngủ muộn sẽ tự giải phóng Cortisol – Loại hormone làm tăng huyết áp. Đây là mầm mống sinh ra các bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch. Rõ ràng, ngủ trễ không chỉ khiến bạn bị đau đầu và giảm trí nhớ. Mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh, lão hóa da nhanh, mất kiểm soát cân nặng… Do đó, ngay hôm nay, hãy điều chỉnh lại nhịp sinh học để có giấc ngủ đủ và sâu nhé!

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 48 − 45 =