Tin tức mới

Điểm danh những loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới

0 0
0 0
Read Time:10 Minute, 6 Second

Từ trước đến nay, rắn luôn được biết là một loài động vật có khả năng gây hại đến sự an toàn và tính mạng con người. Rất nhiều các loại rắn có nọc độc cực kì nguy hiểm mà chỉ cần 1 nhát cắn của chúng cũng có thể lấy đi mạng sống của con người. Chính vì vậy, bạn cần trang bị những kiến thức về các loại rắn để nếu chẳng may có gặp chúng thì tránh tiếp xúc với chúng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn top những loài rắn độc nhất thế giới. Hãy cùng theo dõi để bảo vệ cho tính mạng chính bản thân bạn trong tương lai nhé.

Những loài rắn có độc nhất thế giới

Rắn biển Belcher

Rắn biển Belcher là loài rắn độc nhất dưới nước cũng là loài rắn độc nhất trên thế giới. Chỉ cần vài miligram nọc độc của chúng là đủ để giết chết hàng ngàn người. Những con rắn này bơi lượn trong nước ấm ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngư dân thường là nạn nhân của loài rắn này, họ gặp phải khi kéo lưới lên từ đại dương.

Rắn biển Belcher là loài rắn thuộc họ rắn hổ mang. Rắn biển Belcher có thể thấy ở khắp các vùng biển ngoài khơi Đông Nam Á và Bắc Australia. Thức ăn chủ yếu là cá tra, con rắn biển có mỏ cũng sẽ ăn cá nóc và cá khác hoặc đôi khi loài mực ống. Rất may là chưa đến 1/4 các vết cắn của chúng chứa nọc độc và chúng khá hiền lành.

Rắn biển Belcher
Rắn biển Belcher là loài rắn độc nhất trên thế giới

Rắn Taipan nội địa

Loài rắn độc nhất trên mặt đất là “Rắn dữ” (Fierce Snake), còn được biết là “Taipan nội địa” (có tên khoa học: Oxyuranus microlepidotus) là loài bò sát thuộc họ Rắn hổ (Elapidae) có nguồn gốc từ Australia. Đây là loài rắn có nọc độc độc nhất với mọi loài rắn sống trên cạn nào trên thế giới.

Lượng nọc tối đa của một vết cắn là 110mg, đủ để giết chết 100 người, hay 250.000 con chuột. Mức độ độc của nọc rắn này gấp 10 lần rắn chuông Mojave và 50 lần rắn hổ mang thường.

Đây là một loài có khả năng biến hóa khá kì diệu. Chúng có thể thay đổi từ màu đen sậm, nâu sáng, xanh lá cây tùy theo mùa.

Rắn đuôi chuông

Rắn đuôi chuông là tên gọi xuất phát từ tiếng chuông được phát ra ở đuôi của chúng. Chúng chủ yếu sinh sống ở châu Mỹ. Lúc bị rắn đuôi chuông cắn, nọc độc của rắn sẽ làm tê liệt hoàn toàn hệ thần kinh. Nó khiến tim ngừng đập chỉ sau vài phút ngắn ngủi. Rắn đuôi chuông chưa trưởng thành chưa biết cách kiểm soát được lượng độc khi cắn cho nên bị rắn chưa trưởng thành cắn nguy hiểm hơn là bị rắn trưởng thành cắn.

Rắn hổ mang Philippines

Rắn hổ mang Philippines là loài rắn có khả năng phóng độc đến kẻ thù với khoảng cách xa có thể lên đến 3m. Đây là loài rắn có nguồn gốc ở phía Bắc Philippines. Rắn hổ mang Philippines chỉ tấn công kẻ thù khi cảm thấy bị đe dọa và nạn nhân có thể tử vong sau vài ngày bị cắn.

Rắn hổ mang Philippines
Rắn hổ mang Philippines có nguồn gốc ở phía Bắc Philippines

Rắn cạp nong Blue Krait

Loài rắn Blue Krait được tìm thấy nhiều ở vùng Đông Nam Á và Indonesia. Khi bị loài rắn này cắn, nạn nhân sẽ không chết ngay lập tức mà bị các cơn đau, khó thở, co giật hàng giờ liền hành hạ, rồi sau đó mới chết hẳn.

Rắn nâu vùng đông Australia

Rắn nâu vùng đông Australia là loại rắn độc có màu nâu bóng và sống phổ biến ở  Đông Australia. Loài rắn này rất nhanh nhẹn, tính hung hăng dễ tấn công kẻ thù và có nọc độc cực mạnh. Nạn nhân bị loài rắn này cắn sẽ phải trải qua đau đớn tột cùng. Bị tê liệt, đông máu và dẫn đến tử vong chỉ sau vài phút.

Rắn Mamba đen

Rắn Mamba Đen là loài bò sát nhanh nhất hành tinh.

Black Mamba được tìm thấy nhiều ở lục địa châu Phi. Nó là loài rắn có mật độ tấn công chính xác đến không ngờ. Đây là loài rắn di chuyển nhanh nhất trên đất liền. Chúng có thể đạt vận tốc từ 4,32 m/s đến 5,4 m/s. Nọc độc rắn Mamba đen có thể giết chết một con người trong 30 phút đến 2 giờ. Chúng gây buồn ngủ, các vấn đề về thần kinh, tê liệt, và khó thở.

Rắn hổ lục (Viper)

Loài rắn này xuất hiện ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân (Saw Scaled Viper) và Chain Viper chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài rắn này rất nóng tính và thường kiếm ăn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi trời mưa.

Rắn hổ lục
Rắn hổ lục chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á

Rắn hổ

Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt.

Rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy dù có nọc rất độc. Rắn hổ có thể dễ dàng tìm thấy ở Úc. Khác với các loài rắn khác, rắn hổ khá nhút nhát và thường bỏ chạy khi đối mặt. Tuy nhiên chúng sẽ “điên lên” nếu bị dồn vào góc. Một vết cắn của rắn hổ sẽ gây đau ở chân và cổ, đổ mồ hôi, khó thở, tê liệt. Tỉ lệ tử vong khi bị cắn rất cao, tới 60-70%.

Rắn lục Boomslang

Khoảng 24 giờ sau khi bị cắn vào ngón tay cái bởi một con boomslang chưa trưởng thành, nhà nghiên cứu về chăn nuôi Karl Patterson Schmidt đã chết do chảy máu trong từ mắt, phổi, thận, tim và não, điều này được đăng trên tạp chí Biochimica et Biophysica Acta năm 2017.

Con rắn đã được gửi đến Schmidt ở Bảo tàng Field ở Chicago để nhận dạng. Giống như những người khác trong lĩnh vực này vào thời điểm đó (1890), Schmidt tin rằng những con rắn nanh sau như boomslang (Dispholidus typus) không thể tạo ra một liều lượng nọc độc đủ lớn để gây tử vong cho con người. Họ đã nhầm.Loài rắn này sống chủ yếu ở Swaziland, Botswana, Namibia, Mozambique và Zimbabwe.

Rắn boomslang có thể được tìm thấy ở khắp châu Phi. Nhưng chủ yếu chúng sống ở Swaziland, Botswana, Namibia, Mozambique và Zimbabwe. Đây là một trong những loài rắn độc nhất trong số những loài được gọi là rắn nanh sau, theo Bảo tàng Động vật học của Đại học Michigan. Những con rắn như vậy có thể gấp nanh vào miệng khi không sử dụng. Giống như các loài rắn chết người khác, loài rắn này có nọc độc huyết học khiến nạn nhân của chúng chảy máu cả bên trong và bên ngoài.

Tử vong do vết cắn của boomslang có thể là quá trình rất khủng khiếp. Như Scientific American mô tả: “Nạn nhân bị xuất huyết nhiều cơ và não. Trên hết, máu sẽ bắt đầu rỉ ra từ mọi lối, bao gồm cả nướu răng và lỗ mũi, và ngay cả những vết cắt nhỏ nhất. Máu cũng sẽ bắt đầu chảy qua phân, nước tiểu, nước bọt và chất nôn của nạn nhân cho đến khi họ chết”. May mắn thay, có chất chống nọc độc cho boomslang, đó là nếu nạn nhân kịp thời được chữa trị.

Rắn lục Russell

Theo nghiên cứu được công bố ngày 25 tháng 3 năm 2021 trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases, khoảng 58.000 ca tử vong ở Ấn Độ là do rắn cắn mỗi năm và loài rắn lục Russell (Daboia russelii), hay còn gọi là rắn hổ bướm, là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp tử vong này. Loài này được coi là một trong những loài rắn lục nguy hiểm nhất.

Rắn lục Russell
Rắn lục Russell được coi là một trong những loài rắn lục nguy hiểm nhất

Ở Sri Lanka, nơi loài rắn đêm này thích nghỉ ngơi trên ruộng lúa. Chúng gây ra tỷ lệ chết rất cao cho nông dân trồng lúa trong thời gian thu hoạch. Nọc độc của loài rắn này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng khủng khiếp. Như suy thận cấp tính, chảy máu nghiêm trọng và tổn thương đa cơ quan, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trong Handbook of Clinical Neurology năm 2014. Một số thành phần của nọc độc liên quan đến đông máu có thể dẫn đến đột quỵ cấp tính. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các triệu chứng tương tự như hội chứng Sheehan. Trong đó tuyến yên ngừng sản xuất một số hormone nhất định. Nạn nhân thường chết vì suy thận.

Rắn lục vảy nưa

Rắn lục vảy nưa (Echis carinatus) là thành viên nhỏ nhất trong “Tứ đại rắn độc” ở Ấn Độ. Cùng với loài rắn lục Russell, loài cạp nông Ấn Độ (Bungarus caeruleus) và rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja) – được cho là chịu trách nhiệm lớn nhất các vụ tử vong liên quan đến rắn trong nước.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 trên Tạp chí Động vật có nọc độc và Độc tố, thay vì âm thanh “rít” như nhiều loài rắn khác, loài rắn này tạo ra tiếng “rè rè” bằng cách cọ xát các vảy răng cưa đặc biệt khi bị đe dọa.

Phải làm gì khi bị rắn độc cắn?

Nếu bị rắn độc cắn, cần ngay lập tức gọi số khẩn cấp cho bệnh viện gần nhất để được cấp cứu bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu đã được dự trữ sẵn, đặc biệt khi là thấy vết thương có dấu hiệu đổi màu, bắt đầu sưng hoặc đau.

Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, nên thực hiện các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn sau đây để làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể:

  • Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn;
  • Giữ bình tĩnh và hạn chế cử động. Tốt nhất là bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc;
  • Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo chật nhằm tránh gây chèn ép khiến vết thương bắt đầu sưng lên;
  • Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim. Chẳng hạn như nằm xuống, kể cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện;
  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý;
  • Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

Trong tất cả các trường hợp bị rắn tấn công, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Quá trình xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu và theo dõi tại bệnh viện phải được tiến hành ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu để lâu thì kết quả điều trị sẽ rất kém hoặc không hiệu quả.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha + 19 = 28