Tin tức mới

Chia sẻ những điều cần biết về bệnh mề đay mãn tính

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 10 Second

Bệnh mề đay mãn tính đề là căn bệnh cập đến tình trạng nổi mề đay đã kéo dài liên tục trên 6 tuần. Trong giai đoạn này, bệnh không có tính chất kéo dài, dễ tái phát mà bên cạnh đó còn đáp ứng rất kém với các giải pháp điều trị hiện hành. Chính vì vậy, khi mắc phải bệnh này cần chú ý chăm sóc và điều trị đúng cách để tránh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng và xảy ra những tình trạng đáng tiếc. Do thế, phần nội dung tiếp theo chúng tổng sẽ gửi đến bạn những điều cần quan tâm về căn bệnh này, cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bệnh mề đay mãn tính là gì?

Mề đay mạn tính là một dạng phát ban trên da.
Mề đay mạn tính là một dạng phát ban trên da.

Mề đay mạn tính là một dạng phát ban trên da. Có thương tổn là một quầng đỏ (hồng ban) hơi phù nề, gồ lên mặt da (sẩn phù). Cùng với đó là gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thường lặn mất trong vòng 24 giờ. Đôi khi, mày đay còn đi kèm với triệu chứng phù quanh hốc mắt hay phù môi, lưỡi. Mà từ chuyên môn gọi là phù mạch. Bệnh này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ rất nhiều.

Trong các tình trạng nặng hơn, mề đay có thể là một triệu chứng của phản ứng phản vệ, hoặc sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo một số nghiên cứu, khoảng 10-20% người trong dân số bị mề đay ít nhất một lần trong đời. Đa số các mề đay đều tự hết trong vòng 6 tuần (mề đay cấp tính). Một số trường hợp có thể tái đi tái lại hơn 6 tuần gọi là mề đay mạn tính. Tình trạng mề đay mạn tính gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh. Gây mất tập trung, ảnh hưởng đến học tập, công việc. Ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm cho chất lượng cuộc sống giảm đi rất nhiều.

Cách nhận biết bệnh mề đay mãn tính

Thực tế cho thấy, hình thái tổn thương của bệnh mề đay ở giai đoạn mãn tính không quá khác biệt so với mề đay cấp tính. Tuy nhiên, trong giai đoạn mãn tính, tổn thương da thường có xu hướng tiến triển chậm. Ít lan tỏa và đa phần chỉ gây ngứa âm ỉ. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh mề đay mãn tính:

  • Da xuất hiện các nốt sẩn ngứa, mẩn đỏ khắp người hoặc nhiều vị trí và phát ban kéo dài trên 6 tuần
  • Tổn thương da thường gây ngứa nhẹ và ngứa âm ỉ
  • Triệu chứng ngứa rất ít khi bùng phát mạnh như ở giai đoạn mề đay cấp tính
  • Bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở người trưởng thành, nhất là nữ giới

Các chuyên gia cho biết, tổn thương da do mề đay mãn tính thường là hệ quả do hệ miễn dịch tạo ra nhiều kháng thể IgE. Sau đó kháng thể này lại giải phóng chất trung gian gây dị ứng là histamine vào trong da và niêm mạc. Từ đó làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mãn tính
  • Căn nguyên gây nổi mề đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh có thể có một hoặc nhiều lý do. Những nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp gồm:
  • Do dị ứng thức ăn.
  • Do dị ứng thuốc.
  • Do côn trùng cắn.
  • Dị ứng hóa mỹ phẩm.
  • Di truyền.
  • Bệnh lý.
  • Nguyên nhân tự phát.

Đại đa số, khoảng 70-80% các trường hợp mề đay mạn tính không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, gọi là mày đay mạn tính tự phát. Tuy nhiên, các bệnh nội khoa tiềm ẩn có thể là nguyên nhân gây ra loại mề đay này, ví dụ như nhiễm Helicobacter pylori, nhiễm trùng mạn tính, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh tự miễn trong đó có bệnh tuyến giáp, hoặc hiếm gặp hơn là các bệnh ung thư.

Phương pháp phòng tránh bệnh

  • Không gãi khi nổi mề đay: Ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của nổi mề đay dị ứng. Tuy nhiên, gãi nhiều khiến vùng da trầy xước, dễ nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn.
  • Không dùng hóa mỹ phẩm: Mỹ phẩm là nguyên nhân thường gặp gây nổi mề đay mẩn ngứa và khiến da nhạy cảm hơn. Ngoài ra, người bệnh không được sử dụng hóa chất như sữa tắm, xà bông độc hại cho da.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu đạm: Bệnh nhân nổi mề đay dị ứng mẩn ngứa có hệ miễn dịch rất kém, vì thế cần kiêng sử dụng nhóm đồ ăn nhiều đạm (gà, tôm, cua,..) để hạn chế tác nhân kích ứng khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Không dùng đồ ăn cay nóng: Ớt, hạt tiêu, kim chi,… là nhóm thực phẩm cay nóng. Tác động khiến tình trạng nổi mề đay nặng hơn và cơn ngứa không giảm.
  • Tuyệt đối không dùng chất kích thích: Các chất kích thích trong rượu bia, thuốc lá như men, nicotin khiến hệ miễn dịch suy yếu, giảm khả năng chống vi khuẩn có hại cho da.
  • Không lạm dụng thuốc: Do xuất hiện những cơn ngứa ngáy, khó chịu kéo dài. Lúc này, việc dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống để đẩy lùi cơn ngứa được bệnh nhân sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, người bệnh nổi mề đay mẩn ngứa dị ứng chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, không lạm dụng vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận, tăng tích tụ độc tố.

Để được chẩn đoán và điều trị chính xác, hiệu quả nhất người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 4 + = 12