Tin tức mới

Tìm hiểu về bệnh viêm amidan quá phát và cách phòng tránh

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 54 Second

Bệnh viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm nhiễm rất nhiều lần và kéo dài lâu ngày, điều này làm cho amidan trở lên sưng to hơn bình thường, sau đó lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đó. Bệnh này gây ra cảm giác đau rát, vướng víu ở cổ, thường xuyên mệt mỏi, gây chán ăn,…do vậy mà đã làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Được biết căn bệnh này xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan quá phát là gì? Làm thế nào để phòng tránh bệnh?

Bệnh viêm amidan quá phát được phân độ như thế nào?

Viêm amidan quá phát là bệnh rất thường gặp ở trẻ em
Viêm amidan quá phát là bệnh rất thường gặp ở trẻ em

Viêm amidan quá phát là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Thống kê cho thấy có tới 21% trẻ em mắc phải căn bệnh này, trong khi đó tỷ lệ mắc ở người lớn chỉ 8-10%. Bệnh được phân thành các loại cơ bản sau:

  • Viêm amidan quá phát A1: Loại viêm này thường có amidan to tròn và cuống gọn. Viêm amidan lúc này có chiều ngang nhỏ hơn ¼ so với khoảng cách của chân trụ trước amidan.
  • Viêm amidan quá phát A2: Là dạng có amidan to tròn như loại 1. Còn chiều ngang nhỏ hơn 1/3 khoảng cách của chân trụ trước amidan.
  • Viêm amidan quá phát A3: Có chiều ngang amidan nhỏ hơn hoặc bằng ½ khoảng cách của chân trụ trước.
  • Viêm amidan quá phát thể xơ chìm: thường gặp ở người lớn nhiều hơn. Vết viêm gồ ghề lên bề mặt và có chằng chịt các xơ trắng. Lúc này hai viêm amidan và các trụ trước có màu đỏ sẫm, trụ sau thì dày lên.

Những triệu chứng của bệnh

  • Khi bị viêm amidan quá phát, amidan to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ.
  • Họng có cảm giác đau rát khó chịu, như có vật ở bên trong
  • Viêm amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
  • Ở trẻ em, amidan sưng quá to sẽ làm trẻ khó ăn, ăn chậm, cơ thể mệt mỏi. Trẻ sẽ bị ho khan kéo dài, hay ho về đêm, hơi thở có mùi hôi.

Bệnh viêm amidan quá phát có nguy hiểm?

Bệnh viêm amidan quá phát nếu không được xử lý sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm amidan quá phát nếu không được xử lý sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm amidan quá phát nếu không được xử lý sớm bệnh có thể gây ra những biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: viêm nhiễm lan rộng gây sưng tất, áp-xe amidan. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau, khó nuốt, đau tai, họng sưng to khó nói, sốt cao, hơi thở có mùi hôi,…
  • Biến chứng lân cận: amidan bị viêm có thể gây ảnh hưởng đến các vùng xung quanh và gây ra các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm mũi viêm xoang, viêm thanh – phế quản
  • Biến chứng toàn thân: nếu bệnh tiến triển nặng có thể biến chứng viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm cơ tim,… Các độc tố từ liên cầu khuẩn có thể khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, đau họng, nổi hạch, nổi ban,…

Hậu quả của viêm amidan quá phát

Nếu không điều trị đúng cách, người bệnh có thể gặp những biến chứng như sau:

  • Biến chứng tại chỗ: sưng tấy diện rộng làm chèn ép cổ họng, gây khó thở, áp xe amidan. Đối với trẻ em có thể gây ngưng thở khi ngủ.
  • Biến chứng kề cận: lây nhiễm sang các cơ quan tai mũi họng lân cận và gây viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản, lao phổi,… Người bệnh có thể thay đổi giọng nói, khản tiếng và mất tiếng.
  • Biến chứng toàn thân: Nếu viêm amidan quá phát đến độ 3, 4, 5 sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm khớp, viêm cầu thận,…
  • Viêm amidan quá phát ở trẻ nhỏ có thể làm biến dạng khuôn mặt, gây ngưng thở khi ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não. Trẻ có thể phát triển chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Nếu tình trạng viêm nhiễm nặng, người bệnh có thể tử vong.

Khi nào thì chúng ta nên cắt amidan?

Trong trường hợp ổ viêm quá lớn ác bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ amidan
Trong trường hợp ổ viêm quá lớn ác bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ amidan

Trong trường hợp ổ viêm quá lớn, gây cản trở hô hấp và việc sử dụng thuốc không phát huy tác dụng, các bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ amidan. Các trường hợp phải cắt amidan bao gồm:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm).
  • Viêm amidan gây các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp,…
  • Amidan phì đại gây tắc nghẽn đường thở, khó nuốt, khó nói, ngủ ngáy hay thậm chí ngưng thở.
  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nuốt như đau họng, khó nuốt.

Đối với trẻ em, tuổi cắt amidan thích hợp nhất là từ 4 tuổi trở lên. Cắt amidan khi trẻ còn quá nhỏ có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Tuy nhiên trường hợp, trẻ có biểu hiện ngưng thở lúc ngủ phải cắt bất cứ tuổi nào để tránh nguy cơ đột tử do thiếu oxy.

Phòng tránh viêm amidan quá phát

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tối đa 2 lần/1 ngày, kèm theo đó là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng để cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng tai mũi họng cần được giữ ấm và che chắn cẩn thận.
  • Bổ sung vào thực đơn các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như các vitamin có trong rau, củ, quả. Uống sinh tố hoặc nước ép hoa quả để bổ sung khoáng chất.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, cay, nóng, và thức uống lạnh có trong nước đá và kem.
  • Tập cho bản thân thói quen uống nhiều nước lọc, giúp giảm cảm giác khô rát vùng họng.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 3 + 2 =