Tin tức mới

Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh tay chân miệng

0 0
0 0
Read Time:7 Minute, 36 Second

Bệnh tay chân miệng (chân tay miệng) có biết nói là một bệnh lây nhiễm dễ gây thành dịch. căn bệnh này hay gặp ở trẻ em, chủ yếu là những trẻ dưới 5 tuổi. bạn biết chưa, đặc trưng của bệnh là các vết loét ở miệng, bên cạnh đó là xuất hiện những vết hồng ban ở da dạng bọng nước ở tay, chân hoặc mông. Bệnh này có thể điều trị tay chân miệng tại nhà, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ và phát hiện các biến chứng của bệnh nếu có để xử lý kịp thời tránh để trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là những vấn đề khái quát xoay quanh bệnh tay chân miệng mà ingopape.com tổng hợp được, các bậc phụ huynh nào cũng cần nên biết.

Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do các virus đường ruột
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do các virus đường ruột

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là các virus đường ruột. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là coxsackie A16 và EV71. Trong đó các trường hợp biến chứng nặng có thể gây tử vong thường do EV71. Bệnh xảy ra quanh năm, tuy nhiên thường bùng phát thành dịch ở các tỉnh phía nam vào tháng 3-5 và tháng  9-12. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Nhưng cũng có thể lây khi tiếp xúc với chất tiết ở miệng, dịch bọng nước, chất tiết đường hô hấp…

Đối tượng dễ mắc căn bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng trẻ em

Trẻ em là đối tượng có nhiều nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh tay chân miệng hơn người lớn. Lý do là vì các bé có sức đề kháng và khả năng miễn dịch khá yếu nên dễ bị virus tấn công. Bệnh tay chân miệng xuất hiện phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhất là các bé nhỏ hơn 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi thì các triệu chứng của bệnh càng nghiêm trọng hơn, song không phải tất cả các bé đã nhiễm virus thì cũng đều có biểu hiện của tay chân miệng.

Cần lưu ý là cơ thể con người sẽ không miễn dịch tuyệt đối với virus tay chân miệng, điều này có nghĩa là một người có khả năng mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần trong đời. Giải thích cho vấn đề này, các bác sĩ cho rằng tay chân miệng được gây ra bởi nhiều tác nhân virus khác nhau, trong khi mỗi lần mắc bệnh cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Vì vậy dù đã từng nhiễm bệnh, bệnh nhân vẫn có nguy cơ mắc tay chân miệng trở lại nếu bị tấn công bởi một virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Bệnh tay chân miệng ở người lớn

Ngoài trẻ nhỏ, tất cả những đối tượng khác dù đã hoặc chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với virus hay gián tiếp qua các dụng cụ mà bệnh nhân chạm vào trước đó. Mặc dù những trường hợp người lớn nhiễm virus tay chân miệng ở không hiếm, tuy nhiên hầu hết thanh thiếu niên và người trưởng thành đều đã được miễn dịch nên sẽ không có nhiều dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng.

Đặc biệt hơn, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm và truyền virus sang cho thai nhi ngay trước khi chuyển dạ hoặc trong khi sinh. Do đó cần chú ý phòng tránh bệnh bằng cách không nên đến nơi đông người khi có dịch hoặc tiếp xúc gần gũi với các trẻ đang bị nhiễm bệnh.

Những triệu chứng bệnh tay chân miệng thường gặp

Bọng nước chân là biểu hiện thường thấy của bệnh tay chân miệng
Bọng nước chân là biểu hiện thường thấy của bệnh tay chân miệng

Triệu chứng bệnh bao gồm như sau:

  • Sốt
  • Loét miệng
  • Ban dạng bọng nước ở các vị trí tay, chân, mông đôi khi lan ra cả thân mình
  • Có thể có giật mình, lơ mơ, ngủ gà hay co giật hôn mê, khó thở thậm chí ngừng tuần hoàn hô hấp và tử vong.

Tay chân miệng chia thành 3 thể trên lâm sàng bao gồm

  • Thể tối cấp: diễn tiến nhanh có thể tử vong trong 24-48h
  • Thể cấp tính.
  • Thể không điển hình.

Bệnh có nhiều biểu hiện tương tự dễ nhầm với các bệnh khác như:

  • Viêm loét miệng biểu hiện có vết loét sâu, có dịch tiết và hay tái phát
  • Sốt phát ban: ban dạng dát và sẩn xen kẽ không có dạng bọng nước. Phát ban ra rồi các triệu chứng của bệnh sẽ giảm lui.
  • Thủy đậu sẽ có các ban bọng nước nhiều lứa tuổi ở toàn thân từ mặt đến chân. Khi hết bọng nước đôi khi để lại sẹo nếu bội nhiễm.
  • Nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn.
  • Sốt xuất huyết Dengue có các chấm xuất huyết, bầm máu, chảy máu chân răng.
  • Bệnh chân tay miệng cần được chẩn đoán xác định ở cơ sở y tế. Vì vậy nên đưa trẻ đi khám ngay khi có các triệu chứng như phát ban hay loét miệng, sốt.

Biến chứng bệnh tay chân miệng có thể xảy ra

Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng tới các cơ quan hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp ở chủng có độc lực cao. Ở hệ thần kinh bệnh gây ra viêm não- màng não- tủy. Biểu hiện run giật cơ, ngủ gà, đi loạng choạng thậm chí co giật, hôn mê. Về biến chứng tim mạch, hô hấp có biểu hiện: Mạch nhanh, da nổi vân tím, rối loạn vận mạch, khó thở, phù phổi cấp nguy hiểm nhất có thể gây ngừng tim, ngừng thở dẫn đến tử vong.

Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng

Điều trị tại nhà

Nghỉ ngơi, tránh kích thích là biện pháp điều trị bệnh tại nhà
Nghỉ ngơi, tránh kích thích là biện pháp điều trị bệnh tại nhà

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nào trong bệnh tay chân miệng. Do vậy cha mẹ và người thân nên quan sát và phát hiện sớm trẻ bị bệnh để điều trị kịp thời. Với những trẻ sốt nhẹ và chỉ có triệu chứng loét miệng hoặc hồng ban dạng bọng nước được chăm sóc tại nhà như sau:

  • Nghỉ ngơi, tránh kích thích
  • Dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng đầy đủ theo lứa tuổi nâng cao thể trạng cho trẻ, không ăn kiêng khi trẻ bị bệnh, cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ, ăn các thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước.
  • Hạ sốt bằng paracetamol liều 10-15mg/kg/liều, uống khi sốt >= 38,5 độ và cách 4-6h nếu trẻ còn sốt. Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên.
  • Điều trị loét miêng bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, rà vết loét bằng các thuốc điều trị tại chỗ như aluminum hydroxide, Maalox..v.v.
  • Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Nắm được các dấu hiệu nặng cũng như chuyển độ để đi khám kịp thời.

Điều trị tại bệnh viện

Ba mẹ theo dõi trẻ và hạ sốt cho trẻ. Lưu ý những dấu hiệu nặng sau đây trong vòng 8 ngày kể từ khi mắc bệnh như sau:

  • Trẻ sốt cao > 39 độ C, trẻ sốt kéo dài >2 ngày
  • Nôn liên tục, quấy khóc.
  • Cơ thể bứt rứt, ngủ lịm đi và lúc mới ngủ thì cơ co giật, trong khi ngủ thì chân tay múa máy và quờ quạng hoặc đi loạng choạng.
  • Lúc mới ngủ mắt bé có xu hướng đảo vòng. Chân, tay thời gian này yếu hơn, khó thở và da nổi vân tím.
  • Ngay khi có các triệu chứng này nên đưa trẻ đi khám bác sỹ để được xử trí kịp thời.

Những biện pháp phòng tránh căn bệnh tay chân miệng

Hiện chưa có vắc xin phòng căn bệnh tay chân miệng. Mọi biện pháp phòng bệnh truyền thống vẫn đang phát huy hiệu quả tốt.

  • Tại cơ sở y tế: Trẻ mắc bệnh nên được cách ly ở phòng bệnh lây theo nhóm bệnh. Nhân viên y tế cần mang khẩu trang, rửa và sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. Khử khuẩn vệ sinh phòng bệnh và chất thải của bệnh nhân.
  • Còn ở cộng đồng thì cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và tránh tiếp xúc với trẻ bị nhiễm tay chân miệng.
  • Với những trẻ bị bệnh nên chăm sóc trẻ ở nhà hoặc tại viện. Không nên để trẻ đến lớp, trường học hay nơi đông người trong giai đoạn bị bệnh.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 11 + = 15