Tin tức mới

Các mảng kiến tạo phân kỳ khiến Đại Tây Dương mở rộng

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 42 Second

Đại Tây Dương rộng lớn luôn chứa đựng vô vàn điều mới lạ thu hút con người tìm đến khám phá từng ngày. Các nhà khoa học Anh đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài 10 tuần nhằm mục đích khám phá ranh giới lưu biến của thạch quyển và thiên quyển, qua đó đã phát hiện ra đại dương này đang được mở rộng do sự bất thường của một hiện tượng địa chất, cụ thể là sự phân kỳ của các mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo chìm sâu dưới lòng đất này liên tục bị tách ra khi chịu ảnh hưởng của một loại lực hấp dẫn bí ẩn.

Hiện tượng địa chất làm Đại Tây Dương mở rộng

Các nhà khoa học tại Đại học Southampton ở Anh vừa phát hiện ra một hiện tượng địa chất bất thường ở Đại Tây Dương. Chúng đang làm cho đại dương này mở rộng. Điều này được nêu trong bài báo đăng trên tạp chí Nature. Các nhà địa chấn học đã lắp đặt 39 máy đo địa chấn dưới đáy Đại Tây Dương. Chúng nằm trong khuôn khổ thí nghiệm PI-LAB (hiển thị thụ động ranh giới thạch quyển và khí quyển) và EURO-LAB (thí nghiệm khám phá ranh giới lưu biến của thạch quyển và thiên quyển). Dữ liệu này là hình ảnh có độ phân giải cao quy mô lớn đầu tiên về lớp phủ bên dưới Sống núi giữa Đại Tây Dương.

Các mảng kiến tạo phân kỳ khiến Đại Tây Dương mở rộng
Các mảng kiến tạo phân kỳ khiến Đại Tây Dương mở rộng

“Đây là nhiệm vụ kéo dài tổng cộng 10 tuần trên biển ở giữa Đại Tây Dương. Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ hiểu biết của chúng ta về mối liên hệ giữa cấu tạo bên trong của Trái Đất với mảng kiến tạo, vốn chưa từng được quan sát trước đây”, tiến sĩ Kate Rychert và tiến sĩ Nick Harmon đến từ Đại học Southampton cùng giáo sư Mike Kendall ở Đại học Oxford, những người chỉ đạo thí nghiệm, cho biết. Kinh phí để tiến hành thí nghiệm đến từ Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên Anh và Hội đồng nghiên cứu châu Âu (ERC). Dữ liệu thí nghiệm sẽ giúp phát triển mô hình và hệ thống cảnh báo thảm họa tự nhiên.

Nguyên nhân sự phân kỳ của các mảng kiến tạo vẫn còn là điều bí ẩn

Các mảng lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ di chuyển ra khỏi châu Âu và châu Phi mỗi năm. Chúng di chuyển với tốc độ 4 cm/năm. Giữa các lục địa này là Rãnh núi giữa Đại Tây Dương. Đây một khu vực phân kỳ mảng, dưới đó magma tan chảy được bơm vào. Nguyên nhân đằng sau sự phân kỳ của các mảng Đại Tây Dương từ lâu đã là điều bí ẩn. Bởi lẽ Đại Tây Dương không được bao quanh bởi các đới hút chìm. Trong khi các mảng lục địa thì lại chìm vào trong lớp phủ.

Sống núi Đại Tây Dương là nơi các mảng kiến tạo phân kỳ
Sống núi Đại Tây Dương là nơi các mảng kiến tạo phân kỳ

Các nhà khoa học đã tìm cách hiển thị những thay đổi trong cấu trúc của lớp phủ Trái đất. Những cấu trúc này nằm ở độ sâu 410 và 660 km. Điều này có thể xác nhận sự tồn tại của nước trồi ở lớp phủ từ độ sâu 600 km. Người ta cho rằng thường những đợt nước trồi dưới sống núi xảy ra ở độ sâu nông hơn nhiều. Chúng thưởng xảy ra ở độ sâu khoảng 60 km.

Sống núi giữa Đại Tây Dương là nơi mảng kiến tạo mới hình thành. Bên dưới sống núi này, vật chất dâng lên để lấp đầy khoảng trống. Khoảng trống hình thành do các mảng kiến tạo để lại khi chúng tách ra. Quá trình này thường chịu ảnh hưởng của một loại lực hấp dẫn. Chúng tác động lên phần đặc hơn của mảng kiến tạo chìm sâu vào lòng đất. Tuy nhiên, lực tác động phía sau sự phân tách của mảng kiến tạo đại dương này vẫn là một điều bí ẩn với giới nghiên cứu. Nguyên do là bởi đại dương này không có những mảng kiến tạo đặc bao quanh.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 20 − = 11